Bạn có biết có tổng cộng 64 ký hiệu đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô phổ biến. Những biểu tượng đèn báo lỗi ô tô giúp tài xế nhận biết tình trạng của xe để kiểm tra hoặc xử lý vấn đề. Cùng Vucar tìm hiểu ngay xem Các ký hiệu xe ô tô có những gì và ý nghĩa ra sao trong bài viết dưới đây.
Có bao nhiêu loại đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô? Ý nghĩa của từng loại đèn báo lỗi ô tô:
Ký hiệu các đèn báo lỗi trên ô tô có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho người lái. Dưới đây là một số ký hiệu các đèn báo lỗi trên ô tô trọng mà bạn nên biết:
- Đèn màu xanh: Thường thông báo tình trạng hoạt động của thiết bị, ví dụ như đèn pha ở chế độ chiếu xa hoặc điều hòa đang bật.
- Đèn màu vàng: Cảnh báo về sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố trên xe, ví dụ như hết nhiên liệu hoặc hệ thống phanh bó cứng ABS gặp vấn đề.
- Đèn màu đỏ: Cảnh báo về vấn đề khẩn cấp, cần được xử lý ngay lập tức. Nếu thấy đèn đỏ, bạn nên dừng xe lại và gọi cứu hộ.
Hiểu rõ về các biểu tượng cảnh báo trên xe ô tô giúp bạn xử lý tình huống khi lái xe một cách an toàn hơn.
Chi tiết 64 ký hiệu trên bảng taplo xe ô tô
Dựa các biểu tượng cảnh báo trên xe ô tô, bạn có thể tìm hiểu 64 các ký hiệu xe ô tô phổ biến trên xe ô tô. Các ký hiệu trên xe ô tô Toyota, xe tải Thaco, Mazda,... cũng có những ký hiệu tương tự như hình ảnh dưới
Bạn cần bán ô tô cũ hiện tại để lên đời xe? Bán xe ngay tại Vucar - nền tảng đấu giá xe ô tô cũ - để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức!
Câu hỏi thường gặp về các ký hiệu đèn báo trên ô tô
Những ký hiệu, cảnh báo trên xe ô tô Toyota là gì?
Các ký hiệu và cảnh báo trên xe ô tô Toyota thường có sự tương đồng với các ô tô khác. Tuy nhiên, có thể có một số sự khác biệt nhỏ dựa trên từng hãng sản xuất và mô hình xe cụ thể. Nhìn chung, bạn vẫn có thể tra cứu những ký hiệu, cảnh báo trên xe ô tô Toyota dựa trên hình ảnh trên.
Các đèn báo trên Taplo xe tải Thaco?
Các đèn báo trên bảng taplo của xe tải Thaco thường có sự tương đồng với các dòng xe khác. Bạn hoàn toàn có thể tra cứu các đèn báo trên taplo xe tải Thaco dựa trên bảng 64 ký hiệu trên taplo xe ô tô ở trên
Các cảnh báo quan trọng nhất trên taplo là gì?
Khi nhìn thấy các cảnh báo dưới, bạn cần đặc biệt chú ý và nên dừng xe để giải quyết vấn đề sớm. Tìm hiểu kĩ về những cảnh báo quan trọng nhất trên taplo ô tô này có thể giúp bạn tránh được những rủi ro về an toàn
Các đèn báo lỗi ô tô: Đèn cảnh báo phanh tay
Tại sao xuất hiện đèn cảnh báo phanh tay?
Đèn cảnh báo phanh tay xuất hiện người lái quên hạ phanh tay khi chạy xe. Trường hợp đã hạ phanh tay mà đèn vẫn sáng thì nguyên nhân có thể là do công tắc phanh bị cài đặt sai, dầu phanh thấp, áp suất thủy lực bị mất,...
Đèn cảnh báo phanh tay trên bảng taplo của ô tô thông báo về tình trạng của hệ thống phanh tay (hoặc còn gọi là phanh đỗ). Khi đèn này sáng, có một số khả năng:
- Phanh tay đang được kích hoạt: Nếu bạn đã kéo phanh tay lên và đèn báo sáng, điều này chỉ ra rằng phanh tay đang hoạt động và xe đang ở trạng thái đỗ.
- Phanh tay chưa được thả hết: Nếu đèn báo vẫn sáng sau khi bạn đã thả phanh tay, hãy kiểm tra xem phanh tay đã được thả hết chưa. Đôi khi phanh tay không thả hết có thể gây ma sát và làm nóng phanh, gây hao mòn.
Nếu đèn cảnh báo phanh tay tiếp tục sáng mà bạn không thấy lý do gì, hãy kiểm tra hệ thống phanh tay và tham khảo sách hướng dẫn của xe để biết thêm chi tiết.
Có thể tiếp tục lái xe khi ký hiệu đèn cảnh báo phanh vẫn bật?
Khi đèn cảnh báo phanh trên bảng taplo vẫn bật, không nên tiếp tục lái xe vì nó có thể có rủi ro an toàn lớn.
Các đèn báo lỗi ô tô: Đèn cảnh báo túi khí
Khái niệm về đèn cảnh báo túi khí:
Đèn cảnh báo túi khí (còn được gọi là SRC - Hệ thống hạn chế va đập bổ sung) là một phần quan trọng trong hệ thống an toàn của xe. Khi đèn này sáng lên trên bảng điều khiển, nó đang thông báo về một vấn đề liên quan đến túi khí.
Ý nghĩa của đèn cảnh báo túi khí là gì?
Khi đèn túi khí sáng lên có nghĩa là hệ thống túi khí đang gặp lỗi. Túi khí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe, đặc biệt là giảm chấn thương tối đa khi có tai nạn xảy ra .
Tại sao xuất hiện đèn cảnh báo túi khí?
Đèn cảnh báo túi khí liên quan không chỉ đến túi khí, mà còn đến các yếu tố khác của hệ thống an toàn trên xe. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi hệ thống túi khí ở xe như: điện áp bình ắc quy thấp, cáp túi khí vô lăng bị hao mòn, giắc cắm bị lỗi hoặc oxy hóa. Nếu không có sự cố, khi thìa khóa điện được bật, đèn túi khí sẽ được đánh dấu và nhấp nháy sáu lần.
Các đèn báo lỗi ô tô: Đèn cảnh báo trợ lực lái điện
Đèn cảnh báo trợ lực lái điện (còn được gọi là EPS hoặc EPAS) là một phần quan trọng trong hệ thống lái của xe. Khi đèn này sáng lên trên bảng điều khiển, nó đang thông báo về một vấn đề liên quan đến hệ thống trợ lực lái và sẽ bị vô hiệu hóa cho đến khi được khắc phục.
Nguyên nhân khiến đèn cảnh báo trợ lực bật sáng là gì? Cách xử lý đèn cảnh báo trợ lực bật sáng?
Hệ thống lái trợ lực thủy lực: Một nguyên nhân phổ biến khiến đèn cảnh báo bật sáng là do dầu trợ lực lái thấp.
- Nếu bạn thấy đèn này bật, hãy kiểm tra mức chất lỏng ngay lập tức và thêm dầu trợ lực nếu cần.
- Lưu ý rằng mức dầu thấp có thể chỉ ra sự rò rỉ cần được khắc phục sớm nhất.
Hệ thống lái trợ lực điện: Đèn cảnh báo không bật sáng ở mức chất lỏng thấp vì không có chất lỏng nào được sử dụng.
- Đôi khi, việc khởi động lại động cơ có thể tắt đèn.
- Nếu đèn cảnh báo không tắt sau khi khởi động lại, bạn cần phải chẩn đoán thêm.
Các đèn báo lỗi ô tô: Đèn cảnh báo nhiệt độ
Đèn cảnh báo nhiệt độ trên taplo ô tô là một phần quan trọng của bảng đồng hồ trung tâm trong xe. Nó cung cấp thông tin liên quan đến nhiệt độ của động cơ và đảm bảo an toàn khi bạn di chuyển. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách xử lý khi đèn này sáng:
Ý nghĩa của đèn cảnh báo nhiệt độ?
Đèn bật sáng khi nhiệt độ động cơ cao hơn mức cho phép (động cơ nóng quá mức).
Cách xử lý đèn cảnh báo nhiệt độ trên taplo xe ô tô?
- Dừng xe ngay lập tức: Khi thấy đèn cảnh báo nhiệt độ sáng, bạn nên dừng xe ngay tại nơi an toàn.
- Kiểm tra nước làm mát: Mở nắp capo và kiểm tra mức nước làm mát trong bình chứa. Nếu mức nước thấp, hãy châm thêm nước làm mát.
- Chờ động cơ nguội: Để xe ở trạng thái không nổ máy ít nhất 30 phút sau đó mở máy và kiểm tra lại.
Đèn cảnh báo nhiệt độ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến làm mát động cơ và đảm bảo xe hoạt động ổn định.
Các đèn báo lỗi ô tô: Đèn báo áp suất dầu
Đèn báo áp suất dầu trên bảng điều khiển của xe ô tô là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của động cơ.
Nguyên nhân đèn báo áp suất dầu bật sáng?
- Thiếu nhớt: Khi lượng dầu nhớt không đủ, áp suất dầu giảm. Điều này có thể do hao hụt dầu, sử dụng loại dầu có độ nhớt thấp hoặc quên thay dầu định kỳ.
- Dầu già và mất độ nhớt: Nếu bạn không thay dầu động cơ định kỳ, dầu có thể mất độ nhớt và gây áp suất dầu thấp.
- Dầu nhớt bị bẩn: Cặn bẩn trong dầu nhớt cũng có thể làm giảm áp suất.
Cách khắc phục đèn báo áp suất dầu bật sáng?
- Kiểm tra áp suất: Khởi động động cơ và quan sát đèn báo áp suất dầu. Nếu nó sáng, hãy kiểm tra mức dầu sau khi xe đã nguội.
- Lắp đồng hồ đo áp suất: Sử dụng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra áp suất dầu. Điều này giúp xác định xem áp suất có nằm trong khoảng chuẩn hay không.
Các đèn báo lỗi ô tô: Đèn cảnh báo lỗi ắc quy
Nguyên nhân khiến đèn cảnh báo ắc quy bật sách?
- Điện áp bình ắc quy quá thấp: Cần kiểm tra và sạc lại ắc quy đúng cách.
- Cáp túi khí vô lăng bị mòn: Đưa xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa.
- Kết nối đầu cắm lỗi hoặc oxy hóa: Cần kiểm tra và xử lý
Xe của bạn vẫn hoạt động bình thường cho đến khi hết pin. Vì vậy, cần giải quyết vấn đề này nhanh chóng. Lưu ý là bạn cần tắt máy hoàn toàn trước khi tháo ắc quy để tránh hệ thống xe bị chết càng khiến tình trạng thêm tồi tệ. Tiến hành sạc ắc quy đầy hoặc mang ra gara nếu biểu tượng vẫn tiếp tục phát sáng.
Ký hiệu C và H có ý nghĩa gì trên máy đo bảng điều khiển ô tô?
Bạn cần bán xe ô tô giá tốt và nhanh chóng? Đấu giá xe ngay tại Vucar - nền tảng đấu giá xe của bạn cho 2000+ người mua toàn quốc, đảm báo giá bán cao tốt nhất thị trường!
Ký hiệu “C” và “H” trên bảng đồng hồ của ô tô có ý nghĩa quan trọng liên quan đến nhiệt độ của hệ thống làm mát động cơ:
Ký hiệu “C” trên xe ô tô có ý nghĩa gì?
Thường viết tắt của “Coolant” hoặc “Chiller” (dung dịch làm mát). Đại diện cho hệ thống làm mát của động cơ. Chỉ báo của kim đồng hồ càng gần chữ “C" tức là nhiệt độ của động cơ càng thấp. Chữ “C” trên bảng đồng hồ ô tô cho biết động cơ lạnh, thường gặp nhất vào mùa đông, đặc biệt là khi nhiệt độ hạ thấp. Điều này có thể dẫn đến việc không thể khởi động xe. Một cách để giải quyết vấn đề này là liên tục bật và tắt hệ thống đánh lửa hoặc sử dụng máy sưởi lốc máy.
Ngoài ra, kim bị mắc kẹt trên điểm “C” có thể là kết quả của bộ điều chỉnh nhiệt bị trục trặc. Bộ điều nhiệt có thể bị kẹt không mở được, dẫn đến việc chất làm mát không bao giờ có thể đạt được nhiệt độ lý tưởng. Chất làm mát không thể nào để ấm lên được, vì vậy chỉ báo nhiệt độ luôn ở trạng thái lạnh.
Ký hiệu “H” trên taplo có ý nghĩa gì?
Thường viết tắt của “Hot” (nóng).
Chỉ ra rằng nhiệt độ của động cơ hoặc hệ thống làm mát đã tăng lên và cần lưu ý.Khi ký hiệu “H” sáng lên hoặc nhấp nháy, có thể là cảnh báo về nhiệt độ cao và tài xế cần kiểm tra hệ thống làm mát ngay lập tức để tránh việc động cơ quá nhiệt.
Trên một số ô tô, bạn cũng có thể gặp các dạng khác như “L” (Low) và “M” (Medium) để chỉ các mức nhiệt độ thấp và trung bình trong hệ thống làm mát. Điều này có thể liên quan đến các chế độ làm mát hay sưởi ấm trong xe.
Lời kết
Trên đây là 64 ký hiệu đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô phổ biến. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về đèn cảnh báo lỗi ô tô, từ đó giúp tài xế nhận biết tình trạng của xe để kiểm tra hoặc xử lý vấn đề.
Vucar là nền tảng mua bán ô tô cũ dựa trên công nghệ AI, giúp kết nối người bán xe và đấu giá xe cũ với hơn 2000+ người mua, từ đó chọn ra mức giá bán tốt nhất trên thị trường.
Truy cập Vucar.vn hoặc liên hệ hotline 1800 646 896 để đấu giá xe cũ và bán xe cũ với mức giá bán tốt nhất trên thị trường.